Latest Post

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

KIẾN TRÚC VÀ KẾT CẤU

|0 nhận xét
 KIẾN TRÚC VÀ KẾT CẤU - Tôi thường được hỏi về quan điểm của mình về mối quan hệ giữa kết cấu và kiến trúc. Có phải đó là vì trong thiết kế của chúng tôi kết cấu có vẻ như có tầm quan trọng khác thường – hay có phải đó là cách tiếp cận của chúng tôi khác với những kiến trúc sư khác cả ở hiện tại và quá khứ?


Stansted Airport, London - Roof
 Liệu có điều gì trong cách làm việc của chúng tôi trong việc tạo nên mối liên hệ giữa kết cấu và không gian để  tạo thành diện mạo của công trình cả bên trong lẫn bên ngoài?

Stansted Airport, London - Interior view

Thật khó để tách biệt từng phần trong quá trình thiết kế tưởng chừng như rất hiển nhiên – tôi giả dụ như vậy. Nhưng có lẽ có một điều quan trọng có thể tuyên bố rõ ràng – rằng kết cấu chịu ảnh hưởng của địa lí, và khí hậu tại địa điểm xây dựng cũng không khác gì nhu cầu cơ bản đầu tiên của con người để tạo nên những công trình xây dựng. Làm thế nào mà bạn có thể giải thích rằng kết cấu thép nhịp lớn dạng “cây” của sân bay thứ ba của London tại Stansted xảy ra đồng thời với những mái vòm bê tông của công trình Lyceé tại Frejus, miền nam nước Pháp.
Tại Stansted, phần đế hay “thân cây” đúng theo nghĩa đen đã bén rễ để dẫn không khí và ánh sáng nhân tạo từ những vòm ngầm bên dưới. Những “nhánh cây” giăng ra để chống đỡ hệ mái tối thiểu một cách lịch lãm, có chức năng duy nhất là tạo ra nơi trú ẩn trước những hiện tượng thiên nhiên và đưa vào bên trong ánh sáng từ bầu trời. Hãy so sánh điều này với hệ mái đồ sộ và kết cấu chống đỡ cho một sân bay truyền thống với nhu cầu mang theo cả hệ thống trang thiết bị cơ khí bên trên và bên dưới, thông thường như những đường ống, đèn chiếu sáng, cáp và trần treo. Để thấy rằng ý‎ tưởng của chúng tôi cho Stansted là cấp tiến nếu nó đánh dấu sự trở lại của một truyền thống trước đây về những công trình ít cơ giới hóa – cho thấy một thế hệ những công trình không chỉ lịch lãm và tiện nghi mà còn có ý thức về năng lượng.
Điều quan trọng cần lưu ý rằng những động cơ thúc đẩy ở đây không chỉ là cái gì sẽ hoạt động tốt hơn và hiện thực hơn về kinh tế, mà còn là cái gì sẽ được cảm nhận tốt hơn bởi những người sử dụng công trình. Kích thước thị giác của cấu kiện cũng là kích thước cảm nhận của nó: nó nhìn sẽ ra sao, và nó sẽ hoạt động như thế nào, trở thành khái niệm không thể tách rời trong suốt quá trình thiết kế.
Một cách khác để nhìn vào kết cấu trong công trình của chúng tôi đó là kết cấu là một trong vài hệ thống được tích hợp chặt chẽ. Ví dụ trong công trình Lyceé tại Frejus, nhiệt lượng của những mái vòm bê tông là một phần lớn của hệ sinh thái công trình vì nó là tính chất của cấu kiện. Ngay cả khi mái nhà là một yếu tố riêng, nơi sự lưu chuyển phía trên những mái vòm sẽ bảo vệ chúng khỏi mặt trời và để kích thích chuyển động của không khí như một phần sử dụng năng lượng mặt trời hiệu quả trong công trình. Ý tưởng về một hệ mái đôi, nhiệt lượng và thông gió được làm mát tự nhiên có nguồn gốc từ kiến trúc truyền thống của đạo Hồi.

Lycée Albert Camus, Fréjus
Trong cả hai ví dụ mà tôi đã lựa chọn, kết cấu hầu hết sử dụng vật liệu mang tính thương mại nhất tại địa phương theo cách kinh tế nhất. Kết cấu thép là một truyền thống ở Vương quốc Anh nhưng không phải ở miền nam nước Pháp, nơi mà bê tông hợp lý hơn nhiều. Trong từng trường hợp kết cấu được khóa chặt vào các khái niệm môi trường cho công trình do đó không thể tách rời khỏi điều kiện khí hậu của địa điểm xây dựng. Giải pháp ở vĩ độ phía Bắc nên khác biệt với khu vực Địa Trung Hải. Vì vậy, mục tiêu về kết cấu trong hầu hết các dự án của chúng tôi nhiều hơn là dựng lên một công trình.
Sự tích hợp của kết cấu là trung tâm cho những gì chúng tôi cố gắng đạt được với tư cách là các kiến trúc sư, và điều này chỉ có thể có được bằng cách chấp nhận các kỹ sư kết cấu là một lực lượng sáng tạo trong quá trình thiết kế. Với lãnh đạo nhóm thiết kế mạnh mẽ, không hề có sự xung đột trong cách tiếp cận này. Không nên nhầm lẫn một nhóm thiết kế có năng lực mạnh với nhóm không gặp phải những vấn đề khó khăn không thể giải quyết khi thiết kế. Các cá nhân cũng như các nhóm thiết kế có thể chia sẻ một niềm đam mê chung – bằng cách từ bỏ bản năng thành một nhịp điệu có tính sáng tạo.
Nhưng cũng có một khía cạnh khác của kết cấu và đó là cách nó liên quan đến không gian kiến trúc. Không quan trọng rằng công trình là một không gian mở hay không gian đó được phân chia hay không: kết cấu sẽ truyền đạt một thông điệp của riêng nó – đó là kết cấu sẽ khiến cho tỉ lệ của không gian bên trong trở nên rõ ràng hơn và có tính nhân bản hơn. Có lẽ kết cấu còn có thể được thấu hiểu thông qua vẻ bên ngoài để truyền đạt một tỉ lệ mang tính đô thị – in hình bóng của công trình lên đường chân trời của thành phố. Những ví dụ rõ ràng nhất cho điều này thấy từ những dự án mà chúng tôi đã từng thực hiện như Trụ sở chính Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải (HSBC) ở Hongkong, và Tháp Thiên niên kỷ ở Tokyo. Trong cả hai trường hợp này kết cấu cho phép hình dạng của mặt bằng thay đổi theo các cao độ xây dựng khác nhau. Sự khớp nối đó tạo ra một hệ thống mang tính cấp bậc, qua đó giải quyết được vấn đề về sự phát sinh những góc hạn chế ánh sáng trên các khu phố lân cận, cũng như dễ dàng trong việc đối phó với những cơn bão và địa chấn. Chính vì thế những hạn chế được biến thành những cơ hội để tạo ra hình dáng cho công trình và trong một vài trường hợp tạo nên biểu tượng cho khu vực. Thật là ý nghĩa khi hình ảnh của Trụ sở HSBC được in trên tờ giấy bạc của Hongkong.

HSBC Hongkong
Giá trị biểu trưng của kết cấu không ở đâu rõ ràng hơn Tháp truyền thông mà chúng tôi thiết kế ở Barcelona. Dự án này xuất hiện trong các sáng kiến chính trị của Thị trưởng Pasqual Maragall, người đã lo ngại về sự gia tăng của những cao ốc trên nền trời của vùng núi Tibidabo do đó ảnh hưởng đến thành phố và những góc nhìn chính từ thành phố. Bạn có thể nhìn thấy những điều gì sẽ xảy ra nếu những lực lượng thị trường thống trị một cách tự do – những gã khổng lồ về truyền hình khu vực, truyền hình quốc gia và điện thoại mỗi người sẽ có những tòa tháp đồ sộ cho riêng họ, chưa kể 30 hoặc nhiều hơn những cột anten khá lớn giữa một rừng những chảo thu phát sóng. Ngài thị trưởng yêu cầu một tòa tháp đơn lẻ và bãi bỏ các cấu kiện không đẹp mắt hiện tại. Ông đề xuất rằng các công ty đối thủ nên tập hợp lại với nhau để tạo ra một tổ chức có thể xây dựng, vận hành và cho thuê không gian. Họ cũng sẽ cung cấp một địa điểm ngắm cảnh công cộng, nơi những người dân của Barcelona và du khách có thể ngắm nhìn thành phố từ một khung cảnh mới. Công trường xây dựng cũng nhạy cảm về mặt sinh thái – ở một khu vực bảo vệ rừng và bảo tồn tự nhiên.

Torre de Collserola, Barcelona - Sketch
Nghiên cứu của chúng tôi tạo ra một kết cấu bê tông theo lối cổ truyền có thể trông giống như một tháp bê tông có hình dạng búp măng, chắc đặc ở phần đế và đường kính của nó hầu như chắc chắn đến 25m. Hiệu ứng của nó trên khu đất xây dựng và trên đường chân trời có thể trở nên thật tàn bạo.
Chúng tôi bắt đầu từ những nguyên tắc đầu tiên của kỹ thuật truyền thông – mong muốn về sự tự do tối đa được cung cấp bởi “những tấm kim loại treo trên bầu trời”.  Câu trả lời xít xao nhất là một ngọn tháp hình kim mảnh mai và thanh lịch – trống rỗng mang theo tất cả những dây cáp và cấu trúc quang học nặng nề, nhưng lại có nền tảng hỗ trợ từ trên cao. Toàn bộ cấu trúc được ổn định bằng những dây căng chéo neo một cách kín đáo vào cảnh quan. Tích hợp các lực khí động của gió và độ cứng của cấu kiện đã thay đổi hình dạng thiết kế từ hình tròn thành một hình tam giác với các cạnh cong. Hình dạng này là sự phản ứng mang tính cách mạng về tổng thể và chức năng – nhưng quan trọng hơn nó đã trở thành một tác phẩm điêu khắc ba chiều độc đáo của thành phố Barcelona. Trong tiềm thức nó đã trở thành một biểu tượng chính thức và phổ biến.

Torre de Collserola, Barcelona
Cũng giống như một kết cấu bất kỳ nó có thể được mô tả một cách bình thường. Một thân cột bê tông cốt thép mỏng, rỗng được giữ ổn định bằng ba cặp cáp Kevlar (một loại sợi tổng hợp có độ bền gấp 5 lần thép – người dịch). Tất các các cấu kiện được đúc sẵn cho lắp ráp nhanh và sạch. Mười ba tấm nền, tương đương với một khối 25 tầng có trọng lượng 3.500 tấn đáp ứng 60.000 feet vuông không gian sử dụng, được lắp ráp và treo lên trụ bê tông.

Torre de Collserola, Barcelona
Điều quan trọng về kết cấu này là nó được phát triển từ hai dòng ý thức trong cùng thời điểm. Một là  nhu cầu xã hội – hai là đòi hỏi về công nghệ. Nói cách khác nó phải hoạt động tốt và nhìn phải đẹp – cả ở gần và từ xa. Tôi cho rằng đó là lý do tại sao tôi có thể không bao giờ trả lời những câu hỏi như :”Cái gì quan trọng hơn, công năng hay hình thức?”. Đối với tôi, chúng là không thể tách rời, cái này vượt quá cái kia. Điều này đòi hỏi sự vận động, xoa dịu và cuối cùng là hòa nhập, nhưng không bao giờ sự đòi hòi của cái này gây thiệt hại cho cái kia.
Tôi muốn tiếp tục chủ đề về tháp truyền thông. Gần đây chúng tôi được yêu cầu từ Thị trưởng của Santiago de Compostela để thiết kế một dự án tương tự trên một ngọn núi đối mặt với thành phố. Thật trùng hợp là cấu trúc mới sẽ thay thế những tổ hợp hiện có, vốn rất khó coi, và đã làm xấu đi bộ mặt cảnh quan trong nhiều năm. Mối liên hệ giữa ngọn núi nơi xây dựng và thành phố là gần gũi về mặt tự nhiên và thiêng liêng về mặt tôn giáo – Santiago là một trong những điểm hành hương quan trọng nhất trong thế giới Cơ-đốc giáo.

Telecommunications facility, Santiago de Compostela
Đó là một biểu tượng có tầm quan trọng trên khu vực xây dựng khiến chúng tôi đặt câu hỏi liệu rằng có tốt hơn không khi chọn thứ khác thay thế cho ngọn tháp trên đường chân trời này. Bằng cách đặt ra một câu hỏi căn bản chúng tôi đã có thể chứng minh rằng một mặt sàn nằm ngang lơ lửng trên rừng núi không chỉ kín đáo và kinh tế hơn, mà thậm chí còn hoạt động tốt hơn. Cuộc đối thoại này đã tạo ra một xu hướng phát triển mới vượt ra ngoài những tiến bộ gần nhất của công nghệ thông tin.

Telecommunications facility, Santiago de Compostela
Tôi không thấy có xung đột giữa truyền thống và công nghệ mới vì đối với tôi chúng đều là một phần của một truyền thống duy nhất. Những cấu trúc lâu đời nhất, từ bất kỳ thời điểm nào, đã luôn đẩy công nghệ ngày nay tới các giới hạn dù chúng có là những ngọn đồi nhân tạo thời tiền sử, các nhà thờ đá Gothic ở châu Âu, các ngôi chùa gỗ tuyệt đẹp của Nhật Bản, các nhà thờ Hồi giáo, những kho thóc khiêm tốn hay những kết cấu thời La Mã cổ đại. Danh mục những điều ưa thích của tôi sẽ trở nên rất dài nhưng trong mọi trường hợp kết cấu đồng nghĩa với sự hiện diện – cả bên trong và bên ngoài – như thể sự cảm nhận, tinh thần và chất thơ của những công trình. Quan trọng là trong mỗi ví dụ trên có thể thấy được sự tính toán kết cấu hợp lý với sự nghiêm ngặt của trí tuệ. Đó là sự hòa nhập thực sự giữa Kiến trúc và Kết cấu – thật sự là một nghệ thuật cần thiết.
(Bản dịch có thể không được tốt, xem bản gốc tại đây)

BẢN VẼ THIẾT KẾ

|0 nhận xét
Trong các bản vẽ để thể hiện kiến trúc nói chung có 2 loại: bản vẽ qui hoạch và bản vẽ công trình (bản vẽ nhà). Bản vẽ nhà là bản vẽ biểu diễn hình dạng và cấu tạo của một ngôi nhà. Nó là hình thức thể hiện chủ yếu trong kiến trúc. Trong bản vẽ nhà thường sử dụng các loại hình biểu diễn sau:
  • Hình chiếu thẳng góc: được sử dụng chính thức trong thể hiện kiến trúc, có cơ sở pháp lý.
  • Hình chiếu phối cảnh: dùng để mô tả hình dáng ngôi nhà.
  • Hình chiếu trục đo: dùng để mô tả bổ sung các chi tiết của một ngôi nhà.

Phân loại bản vẽ nhà:

  • Theo giai đoạn thiết kế:
  • Bản vẽ thiết kế sơ bộ
  • (Bản vẽ thiết kế kĩ thuật)
  • Bản vẽ thiết kế thi công
  • Theo cấu trúc hồ sơ bản vẽ:
  • Bản vẽ mặt bằng tổng thể
  • Bản vẽ các hình chiếu của ngôi nhà
  • Bản vẽ triển khai các chi tiết cấu tạo của ngôi nhà
  • Theo từng bộ môn:
  • Bản vẽ về kiến trúc
  • Bản vẽ về kết cấu
  • Bản vẽ về hệ thống điện
  • Bản vẽ cấp thoát nước
  • Bản vẽ phòng cháy chữa cháy
  • Bản vẽ về thông hơi, cấp nhiệt, cấp gaz …

2. CÁC GIAI ĐOẠN VÀ HỒ SƠ THIẾT KẾ:

* Giai đoạn thiết kế sơ bộ: 

Căn cứ vào nhu cầu của bên A, điều kiện địa hình, điều kiện vật liệu và trình độ thi công, người thiết kế sẽ đưa ra nhiều phương án thích hợp. Các bản vẽ trong giai đoạn này gồm:
  • Bản vẽ địa hình khu vực xây dựng: bản vẽ mặt bằng khu vực xây dựng, trên đó thể hiện các đường đồng mức, đường giao thông, hệ thống điện, sông ngòi và chỉ ra vị trí công trình sẽ xây dựng.
  • Bản vẽ mặt cắt địa chất công trình: thể hiện các tầng địa chất, mực nước ngầm, bảng kết quả thí nghiệm sức chịu tải của đất nền.
  • Bản vẽ tổng mặt bằng công trình: là hình chiếu bằng hay bản vẽ mặt bằng của toàn bộ công trình chính và phụ trợ được vẽ với tỉ lệ lớn hơn so với bản vẽ địa hình khu vực xây dựng.

* Giai đoạn thiết kế thi công:

Trên cơ sở của phương án thiết kế đã được chọn ở giai đoạn thiết kế sơ bộ, người thiết kế sẽ đi sâu về các mặt kiến trúc và kết cấu cho toàn bộ công trình. Các bản vẽ trong giai đoạn này gồm:
  • Bản vẽ về kiến trúc (mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh, chi tiết thang, chi tiết vệ sinh, chi tiết cửa, chi tiết trang trí)
  • Bản vẽ về kết cấu (móng, khung, sàn, mái, ô văng, cầu thang, sê nô)
  • Bản vẽ về hệ thống điện (sơ đồ nguyên lý phân phối điện, mặt bằng điện các tầng, thống kê vật liệu điện)
  • Bản vẽ cấp thoát nước (mặt bằng cấp thoát nước các tầng, sơ đồ cấp thoát nước các khu vực vệ sinh, toàn nhà, thống kê vật liệu nước)
  • Ngoài ra, đối với các công trình phức tạp, thông thường có thêm một số bản vẽ triển khai việc thi công như: bản vẽ dàn giáo, cốp pha xây dựng, bảng tiến độ thi công cho công trình…

II. CẤU TRÚC NGÔI NHÀ

* Kết cấu phần móng: 

  • Móng nhà là thành phần liên kết với nền đất chống đỡ các yếu tố của công trình và không gian bên trên.
  • Móng bao gồm tường móng, trụ móng và đế móng.
  • Phần móng còn bao gồm các thành phần kỹ thuật như bể nước ngầm, bể phốt, các đường ống cấp thoát nước, đôi khi đường điện, đường điện thoại (trong khu vực các đường kỹ thuật này đều chôn ngầm).

Két cấu phần thân:

  • Cột: là kết cấu chống đỡ lực nén thẳng đứng.
  • Dầm: là thành phần nằm ngang, chống đỡ lực tác dụng thẳng góc theo chiều dài của dầm. Dầm là cấu kiện vượt qua không gian giữa các cột. Cột và dầm hình thành hệ kết cấu khung và liên kết các cột lặp đi lặp lại trong không gian.
  • Tường: là thành phần thẳng đứng, có nhiệm vụ ngăn cách các phòng với nhau và với bên ngoài, đỡ những tấm sàn, mái che và truyền xuống móng trọng lượng của bản thân chúng và của những cấu kiện.
  • Theo vị trí, tường được chia ra:
  • Tường bao: có nhiệm vụ che kín ngôi nhà, bảo vệ bên trong đối với thời tiết.
  • Tường ngăn: có nhiệm vụ ngăn cách giữa các phòng.
  • Theo chức năng, tường được chia ra:
  • Tường chịu lực: tường chịu lực tác dụng từ trên xuống dưới. Tường ngăn thường hỗ trợ tường chịu lực để tăng tính ổn định.
  • Tường không chịu lực: Tường chỉ chịu tải bản thân nó và không liên kết với kết cấu khung để trở thành hệ thống chịu tải. Chúng tự do bố trí, thay đổi để phù hợp với ý thích, hoàn cảnh.
  • Sàn: là tấm bê tông cốt thép đặt nằm ngang và phẳng, có nhiệm vụ phân cách giữa các tầng và đỡ lớp ván sàn. Sàn tựa trên các tường chịu lực hay lên các dầm của khung chịu lực.
  • Cầu thang: là bộ phận dùng cho việc đi lại giữa các tầng nhà (cầu thang trong) hay giữa sân với trong nhà (cầu thang ngoài).

Kết cấu phần mái: 

  • Mái nhà: là bộ phận che chở cho ngôi nhà.
  • Mái đua: là phần mái đưa ra phía trước công trình để không cho nước mưa rơi từ trên mái xuống mặt trước. Nước được tập trung vào hệ thống máng tôn, sau đó chảy vào ống đứng và đổ vào hệ thống thoát.
  • Cửa trời: cửa để chiếu sáng tầng giáp mái.
Bản vẽ nhà chủ yếu trình bày cách thể hiện bản vẽ kiến trúc của công trình trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật. Thường bao gồm hai bản vẽ chính:
II. Bản vẽ MẶT BẰNG TỔNG THỂ:

Mặt bằng quy hoạch

  • Là bản vẽ hình chiếu bằng một khu đất, thể hiện rõ vị trí đất được xây dựng, ranh giới đất xây dựng, chỉ giới đỏ. Thường bản vẽ này được trích ra từ bản đồ địa chính thành phố, hoặc trong bản vẽ quy hoạch tổng thể.
  • Tỷ lệ thường từ 1:2000 – 1:10.000.
  • Mặt bằng tổng thể
  • Là bản vẽ hình chiếu bằng các công trình trên tổng thể khu đất xây dựng. Trên đó thể hiện rõ lối giao thông bên ngoài, bố trí cây xanh, cổng, lối vào …
  • Đặc biệt là cần phải có hướng Bắc Nam, hoặc hoa gió.
  • Tỷ lệ bản vẽ thường là 1:200, 1:500, 1:1000 …
  • CÁC HÌNH BIỂU DIỄN CỦA MỘT NGÔI NHÀ
Nhằm thể hiện hình dáng và cấu tạo một ngôi nhà, thông thường sử dụng các bản vẽ sau:
  • Hình cắt bằng: mặt bằng.
  • Hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh.
  • Hình cắt ngang và dọc.
  • Hình trích.
  • MẶT BẰNG
Mặt bằng ngôi nhà là hình cắt bằng của ngôi nhà, trên đó thể hiện vị trí, kích thước các tường, vách, cửa và các thiết bị đồ đạc.
  • Thông thường mặt phẳng cắt lấy cách mặt sàn nhà 1m – 1.5m.
  • Mỗi tầng nhà được vẽ với một mặt bằng riêng. Nếu 2 tầng có trục đối xứng, cho phép vẽ một nửa mặt bằng tầng này kết hợp với một nửa mặt bằng tầng kia. Nếu các tầng có kết cấu giống nhau thì vẽ tầng điển hình.
  • Tỷ lệ: 1:50, 1:100, 1:200.
  • Đường nét: nét liền đậm thường dùng 0.6 – 0.8 mm vẽ các đường bao của cột, tường và vách ngăn bị mặt phẳng cắt qua. Dùng nét liền mảnh để vẽ các đường bao của các bộ phận nằm sau mặt phẳng cắt và vẽ các thiết bị vật dụng trong nhà. Mặt bằng còn vẽ nét cắt để biểu thị vết của mặt phẳng cắt.
  • Kích thước: bao gồm
  • Dãy kích thước sát đường bao mặt bằng ghi kích thước các mảng tường và các lỗ cửa sổ, cửa đi …
  • Dãy kích thước thứ 2 ghi khoảng cách các trục tường, trục cột.
  • Dãy ngoài cùng ghi kích thước giữa các trục tường biên theo chiều dọc hay chiều ngang ngôi nhà.
  • Các trục tường và trục cột được kéo dài ra ngoài và tận cùng bằng các vòng tròn đường kính khoảng từ 8 – 10mm, trong đó ghi các số thứ tự 1, 2, 3… cho các trục ngang, tính từ trái qua phải, và ghi các chữ A, B, C… theo chiều rộng ngôi nhà, từ dưới lên trên.
  • Bên trong mặt bằng có ghi kích thước chiều dài và chiều rộng mỗi phòng, bề dày các vách tường và diện tích từng phòng.
  • Cao độ mặt sàn được ký hiệu và được đặt ngay tại vị trí có cao độ ấy.
  • Đặc biệt trong thiết kế thi công cần ghi đầy đủ kích thước cần thiết cho việc thi công và lắp đặt thiết bị.
  • Ngoài ra, trong những công trình có yêu cầu cao, có thể vẽ thêm mặt bằng lát nền, mặt bằng trần, mặt bằng định vị cột và móng…
2. MẶT ĐỨNG
Mặt đứng của ngôi nhà là hình chiếu thể hiện hình dáng bên ngoài của ngôi nhà.
  • Nét vẽ: vẽ bằng nét liền mảnh.
  • Khi mặt đứng được vẽ chung và đặt đúng vị trí chiếu liên hệ với mặt bằng thì không cần ghi ký hiệu trục và kích thước. Khi nó được vẽ riêng ra so với mặt bằng hoặc vẽ ở bản vẽ khác thì cần ghi thêm tên các trục tương ứng trên mặt bằng nhằm cho ta biết hướng nhìn vào mặt đứng cần vẽ.
  • Trong giai đoạn thiết kế sơ bộ, mặt đứng thể hiện như trên.
  • Trong giai đoạn thiết kế thi công, ngoài việc thể hiện mặt đứng như trên, ta còn phải thể hiện thêm các bản vẽ mặt đứng với tỷ lệ lớn hơn (thường là mặt đứng trích đoạn), trong đó thể hiện và ghi chú rõ các kích thước chi tiết, các ghi chú về màu sắc cùng chất liệu cấu tạo mặt ngoài của nhà.
3. MẶT CẮT
Hình cắt ngôi nhà là hình cắt đứng thu được khi dùng một hay nhiều mặt phẳng thẳng đứng song song với các mặt phẳng hình chiếu cơ bản cắt qua, thông thường được gọi là mặt cắt.
  • Theo hình thức thể hiện, mặt cắt bao gồm 2 dạng: mặt cắt ngang và mặt cắt dọc, được gọi tương ứng với các trục ngang và trục dọc của ngôi nhà.
  • Mặt cắt thể hiện không gian bên trong ngôi nhà. Trên mặt cắt thể hiện chiều cao các tầng, các cửa sổ, cửa đi, cầu thang, các vị trí cấu tạo của tường, vách kín, các chi tiết vì kèo, sàn, mái cho đến móng…, hình dáng bên trong các phòng cùng chi tiết trang trí.
  • Theo quy ước, mặt cắt phải cắt qua các vị trí có cấu tạo phức tạp cần thể hiện rõ, không được cắt dọc qua tường, trục cột hoặc khoảng giữa hai cánh thang.
  • Tỷ lệ: tùy theo mức độ phức tạp ngôi nhà mà hình cắt có thể thể hiện tỷ lệ theo mặt bằng hoặc lớn hơn.
  • Đường nét trên bản vẽ: quy định giống như trên mặt bằng.
  • Cao độ: nền nhà tầng một thường được lấy là 0.00, độ cao ở dưới mức chuẩn này mang dấu âm, độ cao trên mang dấu dương. Đơn vị ghi độ cao là m, và được ghi trên giá nằm ngang.
  • Trong giai đoạn thiết kế thì mặt cắt chia ra làm 2 dạng và có cách thể hiện khác nhau: giai đoạn thiết kế sơ bộ thì vẽ hình cắt trên đó thể hiện không gian bên trong, có chú ý đến các chi tiết trang trí bên trong ngôi nhà, còn các bộ phận kết cấu như kèo, móng, cấu tạo mái, sàn, … thì chỉ vẽ đơn giản. Trong giai đoạn thiết kế thi công thì vẽ hình cắt cấu tạo cần thể hiện rõ các cấu tạo trên, các lớp cấu tạo của nó và được ghi kích thước đầy đủ.
4. HÌNH TRÍCH
Hình trích trong các bản vẽ nhà thể hiện dưới 2 loại:
  • Hình trích mặt đứng: mặt đứng trích đoạn. Thường vẽ phần trích điển hình với một tỷ lệ thích hợp, trên đó ghi chú các màu sắc, lớp phủ ngoài: ốp đá, quét vôi, sơn nước…
  • Hình trích các chi tiết: các chi tiết được trích ra với một tỷ lệ thích hợp để biểu diễn được hình dáng và cấu tạo của các chi tiết. Ví dụ như chi tiết sê nô, chi tiết mái đón, lam thông gió…
Bản vẽ CÔNG NGHIỆP
Các quy định của nhà công nghiệp nhìn chung giống như nhà dân dụng. Nhà công nghiệp có những kết cấu phức tạp hơn. Kết cấu nhà công nghiệp chủ yếu là hệ khung cột BTCT hay bằng kết cấu thép. Tường trong nhà công nghiệp cũng có khi chịu lực nhưng đa phần là đóng vai trò bao che. Các nhà công nghiệp thường được thiết kế theo kiểu lắp ghép.
1. MẶT BẰNG
  • Tỷ lệ: thường thể hiện sơ đồ lưới cột theo tỷ lệ 1:500, 1:1000…
  • Hệ lưới cột được xác định nhờ trục định vị và cột. Lưới cột được chia theo 2 phương: nhịp cột và bước cột. Nhịp có loại dài 12m, 18m, 24m, 36m…; bước cột có thể: 5.4m, 6m, 7.2m, 12m.
  • Đối với tường đầu hồi: có 2 hình thức: nhà công nghiệp không sử dụng dầm cầu trục thì tường đầu hồi có thể đánh trùng với trục cột, hệ cột và tường khác nhau thường cách khoảng 500.
  • Ở Vị trí khe biến dạng thì trục của cột đặt cách trục chia 500 về cả hai phía.
  • Hình vẽ tách mặt bằng: thường vẽ với tỷ lệ lớn hơn chỉ thể hiện một số vị trí đặc biệt như ở trên.
2. MẶT CẮT ĐỨNG Thường thể hiện theo tỷ lệ 1:100, biểu diễn các cấu kiện chịu lực, cấu kiện bao che, kích thước giữa các cột, các trục chia, kích thước nhịp, độ cao sàn nhà … Ngoài ra, bản vẽ nhà công nghiệp còn thể hiện các chi tiết móng, các tường, panen mái và các kết cấu đặc biệt khác.
TRÌNH TỰ THIẾT LẬP Bản vẽ nhà
Thông thường, một bản vẽ được tiến hành theo 3 giai đoạn:
  • Bố cục bản vẽ.
  • Vẽ phác, vẽ mờ bằng bút chì.
  • Tô đậm bằng bút chì mềm hay bút mực.
1. BỐ CỤC Bản vẽ: Tùy theo quy mô ngôi nhà và tỷ lệ thể hiện mà ta chọn khổ giấy thích hợp. Từ đó ta có thể bố trí các hình biểu diễn cho cân đối, thường chiếm khoảng 70 – 80% diện tích giấy vẽ. Cũng cần chú ý đến các dòng ghi kích thước và các ghi chú có thể có. Thông thường, mặt bằng đặt dưới mặt đứng và ở bên trái bản vẽ; các mặt đứng, hình cắt đứng đặt theo quan hệ dóng. Tùy theo tỷ lệ bản vẽ mà từ đó ta có được cách thức bố cục sao cho cân đối và hợp lý.
2. VẼ PHÁC, VẼ MỜ: Thường bắt đầu vẽ mặt bằng trước, sau đó mới vẽ mặt đứng và mặt cắt theo trình tự sau:
  • Vẽ các trục tường, trục cột.
  • Vẽ các đường bao, các tường vách ngăn và các cột.
  • Vẽ các lỗ cửa ra vào, cửa sổ, các cầu thang…
  • Vẽ các thiết bị, các vật dụng trong nhà…
  • Vẽ đường ghi kích thước…
Khi vẽ mặt đứng thì ta dóng các trục từ hình chiếu bằng lên và cũng vẽ tương tự như hình chiếu bằng.
3. TÔ ĐẬM Có thể dùng bút chì hoặc bút mực để tô đậm các nét vẽ phác, theo các loại đường nét đã quy ước. Sau đó tiến hành ghi kích thước, ghi các ghi chú. Đối với mặt bằng và mặt đứng ta có thể vẽ thêm cây xanh hoặc đổ bóng cho công trình. 

Mọi chi tiết cần tư vấn về bản vẽ thiết kế quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ TÂN HƯNG VIỆT  
244 Điện Biên Phủ, Phường 17, Q. Bình Thạnh, TP HCM.
Tel/Fax: (08).35.125.795 - (08).22.167.051         
Email: info@tanhungviet.vn 
Hotline: 01643.277.888 - 0916.55.84.95 (Mr.Trình)

THIẾT KẾ KẾT CẤU

|0 nhận xét
 THIẾT KẾ KẾT CẤU - Kết cấu là tập hợp các bộ phận được bố trí và liên kết để có thể chịu lực được, đảm bảo sự vững cứng, ổn định của một công trình xây dựng. Theo tập quán gần đây, thuật ngữ kết cấu chỉ dùng để chỉ các bộ phận mang lực, mặc dù có thể nói đến các kết cấu bao che, gồm các bộ phận để ngăn cách không gian mà không mang lực. Có rất nhiều loại kết cấu, phân loại theo vật liệu, theo sơ đồ chịu lực, theo phương pháp thi công, theo nhiệm vụ trong công trình.

Một công trình dù là khu dân cư, khu thương mai hay khu công nghiệp thì kết cấu của công trình là điều đầu tiên cần phải xét đến, và vì vậy phải toả mãn tiêu chuẩn thiết kế để đảm bảo sự an toàn và bền vững cho công trình.

Theo quan điểm này, Tân Hưng Việt luôn cố gắng đạt được sự kết hợp tốt nhất về hình dáng, chức năng, giá cả hợp lý cũng như sự an toàn của công trình. 

Đơn giá thiết kế Kết cấu chịu lực BTCT : 15.000-20.000đ/m2 sàn.

Khách hàng có nhu cầu thiết kế kết cấu vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ TÂN HƯNG VIỆT  
244 Điện Biên Phủ, Phường 17, Q. Bình Thạnh, TP HCM.
Tel/Fax: (08).35.125.795 - (08).22.167.051         
Email: info@tanhungviet.vn 
Hotline: 01643.277.888 - 0916.55.84.95 (Mr.Trình)

THIẾT KẾ NỘI THẤT

|0 nhận xét

 Thiết kế nội thất

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày một được nâng cao thì nhu cầu về ăn - mặc - ở càng được chú trọng.

Con người không thể hoàn hảo nếu mất đi phầm quan trọng nhất, đó là tâm hồn. Ngôi nhà của bạn cũng vậy, ngôi nhà sẽ mất đi sức sống nếu bỏ qua phần tất yếu đó là nội thất.
Nội thất là không gian bên trong công trình kiến trúc (nhà ở, văn phòng công ty, nhà hàng, khách sạn ...) để làm việc, sinh hoạt, giải trí, thư giãn. Để có không gian nội thất đẹp thì ta phải thiết kế nội thất, vậy thiết kế nội thất là gì?
Thiết kế nội thất không chỉ là phân bổ các phòng, bố trí các phương tiện sinh hoạt mà trên hết nội thất là sự phối hợp hài hòa màu sắc, ánh sáng, thẩm mỹ kiến trúc, các vật trang trí (có khảo sát cả các yếu tố tinh thần, tâm linh) để tạo một môi trường sống thuận tiện, thoải mái và cả niềm tự hào (cho chủ nhân, gia đình). Do vậy, thiết kế nội thất là một công tác tổng hợp của nghệ thuật, mỹ thuật và khoa học kỹ thuật.
Khi đặt ra câu hỏi này, rất nhiều người sẽ nghĩ là nó quá đơn giản vì chính câu hỏi cũng chứa cả câu trả lời rồi. “Nó là thiết kế ra một cái nội thất thiệt là đẹp chứ gì đâu!” thế là xong, ai mà chẳng nói được thế nhỉ? Nhưng tôi lại hỏi bạn rằng “thiết kế cụ thể là như thế nào mới gọi là thiết kế? nội thất bao gồm những điều gì? đẹp thì cụ thể ra sao mới gọi là đẹp?”. Tổng hợp lại tất cả điều ấy, hiểu rõ chúng và biết sự kết hợp thật sự giữa chúng mới có thể tạo ra một thiết kế nội thất đẹp thật sự.

Theo lối mòn đó, ta sẽ lần lượt đi xem lại từng phần của nó, và đầu tiên là phần thiết kế. Có lẽ bạn đã thấy không ít những hình dáng to nhỏ, màu sắc, kết cấu trong cuộc sống mình hằng ngày như toà nhà to lớn hình trụ với mà trắng hoặc đen với ánh thép và kính sáng loá; hay những sạp bán hàng nho nhỏ xập xệ úa màu trông có phần cũ và bẩn ven đường, hoặc đơn giản và gần hơn chính là con đường mà chân bạn đang bước đi trên nó,…tất cả những cái ấy đều hiển hiện những thiết kế thực thụ dù nó là do con người cố ý tạo ra với suy tư lo nghĩ, tuỳ tiện cho xong hay vô tình cho con người tác động mà thành thì chúng vẫn là thế và chúng ta nhìn thấy chúng hằng ngày, chính chúng những thiết kế.

Tương tự cho hai từ nội thất, ta cũng thấy chúng hằng ngày hàng giờ ở nhà, công sở, quán xá,…bất cứ kết cấu nào mà ta trú bên trong nó, đừng nghĩ rằng đó không thể gọi là nội thất vì khái niệm này nếu chỉ gói lại trong một căn nhà, phòng ốc thì tâm trí bạn chẳng thể nào đi xa hơn không gian nhỏ bé đó. Thậm chí một không gian trống trãi chẳng có lấy một vật gì, chằng hạn như một căn phòng trống thì chính là cũng được gọi là nội thất, bạn có thể gọi nó là một kiểu nội thất trống, đương nhiên đa phần chả ai thích nó cả, mà đã không thích thì gọi nó là nội thất làm gì nhỉ? Chắc bạn hiểu ý tôi.
Thế còn đẹp là sao nhỉ? Nói thật ra thì mỗi người khi nghe tới chữ đẹp họ đều có hình ảnh nào đó liên tưởng tới ngay trong đầu mà họ cho là đẹp, người thì hiện ra một cành hồng, người khác lại là một cánh đồng xanh, một chiếc xe đời mới sáng loá, một con dế xịn lấp lánh, một chiếc váy kiêu kỳ, đôi khi là một người con gái mà mình yêu,…và đó là một từ mang phạm trù khá rộng nhưng gần gủi với chúng ta nhất. Chỉ cần đó là thứ mình thích theo màu sắc, kiểu cách, hình dáng,…mà bản thân cảm thấy vui thì đó có thể coi là đẹp rồi.
Tổng hợp lại ba điều trên, ta có thể nói một cách cụ thể hơn thế nào là một thiết kế nội thất đẹp, đó là những cấu trúc, hình dáng được tao ra bên trong nơi mà ta ở, bất cứ nơi đâu mà ta toạ vị mà nơi ấy làm ta thấy vui, thấy thích đem lại cảm giác thoả mãn, vui sướng thì đó chính là một thiết kế nội thất đẹp, ít nhất là đối với bản thân bạn, chỉ thế thôi.

Tân Hưng Việt chuyên tư vấn thiết kế kiến trúc các công trình dân dụng và công nghiệp. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên có chuyên môn sâu trong các lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, kết cấu, ...Chúng tôi đã và đang tham gia tư vấn thiết kế cho hàng loạt công trình dân dụng, công nghiệp trên địa bàn TPHCM và các tỉnh trên khắp cả nước.
Các lĩnh vực tư vấn thiết kế:
  • Thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng, kiến trúc, nội ngoại thất
  • Thiết kế điện, nước
  • Thiết kế kết cấu
  • Lập tổng dự toán và dự toán công trình 
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ TÂN HƯNG VIỆT  
244 Điện Biên Phủ, Phường 17, Q. Bình Thạnh, TP HCM.
Tel/Fax: (08).35.125.795 - (08).22.167.051         
Email: info@tanhungviet.vn 
Hotline: 01643.277.888 - 0916.55.84.95 (Mr.Trình)

THIẾT KẾ KIẾN TRÚC

|0 nhận xét
Thiết kế kiến trúc là gì?
  Bn đã hiu đúng v thiết kế chưa?
 Thiết kế cn nhng yếu t gì?
 Ti sao phi thiết kế kiến trúc?
     Thiết kế Kiến trúc (Architectural Design) là các công việc thiết kế của giai đoạn thực hiện đầu tư dự án. Quá trình thiết kế thường bắt đầu từ thiết kế ý tưởng (Conceptual Design) và kết thúc bởi thiết kế chi tiết (Detailed Design) và tất cả quá trình này là nhằm đưa ra các Giải pháp thiết kế phục vụ cho mục đích thi công xây dựng công trình.

     Thiết kế Kiến trúc ở đây cần được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các công việc thiết kế để tạo nên hình dáng kiến trúc và trang trí nội thất công trình, không chỉ giới hạn trong phạm vi công việc của kiến trúc sư hay họa sĩ thiết kế. Nó bao gồm rất nhiều chuyên ngành như kiến trúc, kết cấu, cấp điện và chiếu sáng, cấp thoát nước, điều hoà và thông gió, ... trong đó kiến trúc sư đóng vai trò thiết yếu...

Tân Hưng Việt chuyên tư vấn thiết kế kiến trúc các công trình dân dụng và công nghiệp. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên có chuyên môn sâu trong các lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, kết cấu, ...Chúng tôi đã và đang tham gia tư vấn thiết kế cho hàng loạt công trình dân dụng, công nghiệp trên địa bàn TPHCM và các tỉnh trên khắp cả nước.
Các lĩnh vực tư vấn thiết kế:
  • Thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng, kiến trúc, nội ngoại thất
  • Thiết kế điện, nước
  • Thiết kế kết cấu
  • Lập tổng dự toán và dự toán công trình 
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ TÂN HƯNG VIỆT  
244 Điện Biên Phủ, Phường 17, Q. Bình Thạnh, TP HCM.
Tel/Fax: (08).35.125.795 - (08).22.167.051         
Email: info@tanhungviet.vn 
Hotline: 01643.277.888 - 0916.55.84.95 (Mr.Trình)